Dù thời kỳ thịnh vượng thuộc thế khỉ thứ XVII, XVIII song dòng tranh Đông Hồ nói chung hay bức tranh đám cưới chuột nói riêng cho tới nay vẫn luôn là một trong những giá trị văn hóa được người đời gìn giữ và ưa chuộng. Chỉ với bối cảnh là một đám cưới chuột giản dị, mang đậm bản sắc dân tộc. Nhưng đâu đó, người xem lại có thể trải nghiệm và suy ngẫm ra biết bao ẩn ý sâu xa đằng sau những hình vẽ sinh động. Vậy thực tế, ý nghĩ tranh đám cưới chuột là gì? Tranh đông hồ đám cưới chuột có mối liên hệ như thế nào với xã hội con người? Mời các bạn cùng tham khảo!
Ý nghĩa tranh đám cưới chuột Đông Hồ
Với hai tuyến nhân vật là chuột và mèo cùng đợc xây dựng chung trong một bức tranh, tùy từng góc nhìn mà ý nghĩa tranh đám cưới chuột Đông Hồ có thể được hiểu dưới 3 góc độ như:
Phản ánh nét văn hóa dân tộc
Với các màu sắc chủ đạo như đỏ, xanh, vàng bức tranh đám cưới chuột ở một khía cạnh nào đó như đang gợi mở ra cho người xem khung cảnh đám cưới rực rỡ, nhộn nhịp, nhưng lại không hề mất đi sự linh thiêng. Vào khoảnh khắc này, dù bản tính họ nhà chuột có tinh nhanh, lí lách đến đâu thì trên nét mặt cũng thể hiện sự rạng rỡ, tôn trọng. Mặt khác với nhân vật mèo, dù chuột có thể là kẻ thù “không đội trời chung” của nó, song mèo vẫn tỏ vẻ hài lòng, tán đồng ngày lễ lớn của đôi vợ chồng trẻ.
Qua tranh, ở phía tích cực người xem có thể nhận thấy một phần bản sắc văn hóa Việt Nam thời xưa. Ứng với các hình ảnh tượng hình, tượng thanh như ô, lọng, khèn, đoàn rước râu kéo dài… Tranh đám cưới chuột khiến người ta nhớ lại những ngày tháng giản dị, khi đám cưới không còn chỉ là việc riêng của một cá nhân, một gia đình, mà nó còn là công việc trọng đại của một xóm làng, một xã hội thu nhỏ.
Ý nghĩa cộng sinh phát triển
Ngoài phản ánh nét văn hóa dân tộc thì sự cộng sinh cùng nhau phát triển cũng là một trong những ý nghĩ lớn mà tranh đông hồ đám cưới chuột hướng tới. Theo giáo sư Ngô Đức Thịnh, thuộc Viện Nghiên Cứu văn hóa thì hình ảnh chuột mang lễ vật đến dâng tặng cho mèo còn có ý nghĩa: tôi muốn tồn tại thì anh cũng cần phải tồn tại và tôi hạnh phúc thì anh cũng phải được hưởng niềm vui ấy. Đây như một bản thỏa thuận ngầm về sự sinh sôi giữa hai mặt đối lập, mà ở đó đích đến cuối cùng của nó đều là sự cam kết cùng nhau tồn tại, cùng nhau phát triển.
Tư duy rộng hơn thì đó âu có lẽ cũng chính là bản tính dĩ hòa bị khí của người Việt, một dân tộc có những con người mềm dẻo, dễ thích ứng với xã hội, ưa chuộng lỗi sống hòa bình, hợp tác để cùng nhau đi lên.
Ý nghĩa châm biếm
Ở trên là 2 mặt tích cực mà tranh đám cưới chuột đông hồ thể hiện, xong nếu chỉ dừng lại ở đây thì ý nghĩa bức tranh mới tiết lộ được một nữa. Ở chiều ngược lại, người xem sẽ thấy bức họa chính là lời châm biếm sâu sắc đến chế độ phong kiến tàn ác, lạc hậu. Cụ thể, nhận vật mèo được xây dựng với hình tượng béo tốt, mặt nghiêm nghị tỏ vẻ như khó chịu, xong tay vẫn chìa ra để nhận hối lộ, còn nhân vật chuột bé nhỏ, vừa phải khèn trống đi cống nạp, vừa phải khép nép dò xét tình hình để ứng biến linh hoạt. Toàn cảnh bức tranh cho ta thấy rằng kẻ yếu hèn thì luôn là những kẻ phải chịu bất công và thiệt thòi
Ứng với xã hội loài người ngày nay, dù chế độ phong kiến đã kết thúc song tình trạng đút lót vẫn còn tồn tại ở rất nhiều nơi. Vì vậy ở các công ty, doanh nghiệp bức tranh đông hồ đám cưới chuột vẫn là một trong những bức họa treo tường được ưu tiên lựa chọn để nhắc nhở, răn đe những người có chức có quyền sống sao cho phải lẽ.
Trên đây là 3 ý nghĩa của bức tranh đám cưới chuột đông hồ. Không chỉ phản ánh nét đẹp trong văn hóa tranh còn cho ta thấy được một phương diện thực tế hơn của cuộc sống, thế nhưng dù với ý nghĩa nào thì tranh đông hồ đám cưới chuột cũng đều hướng con người đến những phương châm sống tốt đẹp.